ISBN-13: 9781545337226 / Wietnamski / Twarda / 2017 / 698 str.
Tiến trInh Việt dịch Kinh điển đA trải qua hơn nửa thế kỷ, nhưng cho đến nay chUng ta vẫn chưa cO bất kỳ một cOng trInh thống kE đầy đủ nAo về cAc bản kinh được Việt dịch. ĐAy lA thiếu sOt rất lớn trong thực tế vA trong chừng mực nAo đO đA ảnh hưởng khOng nhỏ đến việc hoAn thAnh Đại tạng Kinh Tiếng Việt như mong ước của tất cả những người con Phật.
Trước hết, do khOng cO một nguồn tham khảo đầy đủ về cAc bản kinh Việt dịch, khOng It dịch giả đA chuyển dịch trUng lặp những bản kinh đA dịch rồi mA khOng cO lY do rO rệt, chỉ đơn giản lA do thiếu thOng tin. Việc cO nhiều bản dịch từ một nguyEn bản cO thể xem lA chuyện bInh thường, thậm chI cOn cO thể giUp người đọc hiểu sAu hơn bản kinh từ nhiều gOc độ khAc nhau. Tuy nhiEn, nếu dịch giả quyết định dịch một bản kinh mA người khAc đA chuyển dịch, điều đO cO nghĩa lA vị ấy đA cO sự cAn nhắc vA tin chắc rằng dịch phẩm của mInh cO thể đOng gOp thEm những giA trị mới. Ngược lại, việc chuyển dịch trUng lặp chỉ vI khOng biết đến bản dịch của người khAc lại lA một việc khOng cO Y nghĩa tIch cực lắm, nhất lA trong hiện trạng vẫn cOn quA nhiều bản kinh chưa được dịch.
Mặt khAc, cũng do khOng cO thOng tin cụ thể về tiến trInh chuyển dịch kinh điển, cAc dịch giả thường quyết định chọn dịch một bản kinh nAo đO chỉ hoAn toAn dựa theo sự cảm nhận chủ quan của mInh, thay vI nhIn rO được toAn cảnh trước khi quyết định khởi sự một cOng trInh dịch thuật.
Hơn thế nữa, thOng tin cụ thể về tiến trInh chuyển dịch khOng chỉ cO Y nghĩa lớn lao vA quan trọng đối với những người lAm cOng việc nghiEn cứu, dịch thuật kinh điển, mA ngay cả đối với đại chUng Phật tử nOi chung, đAy cũng lA điều hết sức cần thiết. Với một bản mục lục kinh điển đầy đủ, người Phật tử sẽ dễ dAng hơn rất nhiều trong việc chọn lựa, học hỏi, nghiEn cứu vA vận dụng những bản kinh thIch hợp vAo sự tu tập.
Tiến trình Việt dịch Kinh điển đã trải qua hơn nửa thế kỷ, nhưng cho đến nay chúng ta vẫn chưa có bất kỳ một công trình thống kê đầy đủ nào về các bản kinh được Việt dịch. Đây là thiếu sót rất lớn trong thực tế và trong chừng mực nào đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc hoàn thành Đại tạng Kinh Tiếng Việt như mong ước của tất cả những người con Phật.
Trước hết, do không có một nguồn tham khảo đầy đủ về các bản kinh Việt dịch, không ít dịch giả đã chuyển dịch trùng lặp những bản kinh đã dịch rồi mà không có lý do rõ rệt, chỉ đơn giản là do thiếu thông tin. Việc có nhiều bản dịch từ một nguyên bản có thể xem là chuyện bình thường, thậm chí còn có thể giúp người đọc hiểu sâu hơn bản kinh từ nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên, nếu dịch giả quyết định dịch một bản kinh mà người khác đã chuyển dịch, điều đó có nghĩa là vị ấy đã có sự cân nhắc và tin chắc rằng dịch phẩm của mình có thể đóng góp thêm những giá trị mới. Ngược lại, việc chuyển dịch trùng lặp chỉ vì không biết đến bản dịch của người khác lại là một việc không có ý nghĩa tích cực lắm, nhất là trong hiện trạng vẫn còn quá nhiều bản kinh chưa được dịch.
Mặt khác, cũng do không có thông tin cụ thể về tiến trình chuyển dịch kinh điển, các dịch giả thường quyết định chọn dịch một bản kinh nào đó chỉ hoàn toàn dựa theo sự cảm nhận chủ quan của mình, thay vì nhìn rõ được toàn cảnh trước khi quyết định khởi sự một công trình dịch thuật.
Hơn thế nữa, thông tin cụ thể về tiến trình chuyển dịch không chỉ có ý nghĩa lớn lao và quan trọng đối với những người làm công việc nghiên cứu, dịch thuật kinh điển, mà ngay cả đối với đại chúng Phật tử nói chung, đây cũng là điều hết sức cần thiết. Với một bản mục lục kinh điển đầy đủ, người Phật tử sẽ dễ dàng hơn rất nhiều trong việc chọn lựa, học hỏi, nghiên cứu và vận dụng những bản kinh thích hợp vào sự tu tập.