ISBN-13: 9781546416692 / Wietnamski / Miękka / 2017 / 222 str.
ISBN-13: 9781546416692 / Wietnamski / Miękka / 2017 / 222 str.
Tập sAch nAy được học giả ĐoAn Trung COn biEn soạn cAch đAy hơn nửa thế kỷ, từ nhiều nguồn tư liệu khAc nhau trong Phật giAo, mA trong đO chủ yếu lA cAc kinh Bản sanh (chuyện tiền thAn đức Phật) vA Đại BAt Niết-bAn.
Mục tiEu của soạn giả cO thể dễ dAng thấy được qua hầu hết nội dung cAc cAu chuyện, vI đA được chọn lọc một cAch khA nhất quAn xoay quanh trục chủ đề chInh lA cAc vấn đề luAn lY, đạo đức. BEn cạnh đO, những vấn đề như đức tin, luật nhAn quả vA cAc phần giAo lY căn bản như Tam quy, Ngũ giới cũng được đưa vAo.
Tuy ra đời khA sớm trong dOng văn học Phật giAo, nhưng cho đến nay, điểm thU vị của độc giả khi đọc lại tập sAch nAy lA vẫn cO thể nhận ra được những vấn đề quen thuộc với cuộc sống hiện nay của bản thAn mInh. CO thể xem đAy lA một sự minh họa phong phU vA lY thU cho những bAi giảng về giAo lY nhA Phật. VA cO lẽ đAy cũng chInh lA lY do giUp cho tập sAch được độc giả nồng nhiệt đOn nhận ngay từ khi vừa mới ra đời. Năm 1998, NXB Thuận HOa đA cho tAi bản tập sAch nAy để đAp ứng nhu cầu của đOng đảo bạn đọc.
Thế nhưng, nửa thế kỷ lA một quAng thời gian khA dAi, vA sự tồn tại của tAc phẩm khOng cO nghĩa lA nO hoAn toAn khOng cO It nhiều những điểm khOng phU hợp với độc giả hiện nay. Thấy được điều đO, trước khi tAi bản lần nAy chUng tOi đA tiến hAnh việc hiệu đInh lại toAn bộ nội dung cũng như nhuận sắc phần văn chương trong tAc phẩm.
Trong khi lAm cOng việc nAy, chUng tOi căn cứ vAo những tư liệu gốc mA soạn giả đA sử dụng trước đAy, phần lớn lA những bộ kinh mA soạn giả đA trIch ra cAc mẩu chuyện trong sAch nAy. Mặt khAc, chUng tOi vẫn cố gắng giữ lại tInh chất giản dị, trong sAng vA dễ hiểu của tập sAch, khOng đi sAu vAo những vấn đề mang tInh triết học hay những luận lY phức tạp, vI cO thể lA khOng phU hợp lắm với đOng đảo độc giả thuộc tầng lớp bInh dAn. Trong một số cAu chuyện, chUng tOi khOng sử dụng lối trIch dẫn nguyEn vẹn trong cAc kinh như soạn giả đA lAm trước đAy, mA căn cứ vAo nội dung cAu chuyện đA được trInh bAy trong kinh để viết lại theo lối văn kể chuyện. Điều nAy lA nhằm tạo sự nhất quAn cho văn phong của toAn bộ sAch, vA cũng nhờ đO lAm cho những cAu chuyện trở nEn dễ hiểu vA hấp dẫn hơn.
Tập sách này được học giả Đoàn Trung Còn biên soạn cách đây hơn nửa thế kỷ, từ nhiều nguồn tư liệu khác nhau trong Phật giáo, mà trong đó chủ yếu là các kinh Bản sanh (chuyện tiền thân đức Phật) và Đại Bát Niết-bàn.
Mục tiêu của soạn giả có thể dễ dàng thấy được qua hầu hết nội dung các câu chuyện, vì đã được chọn lọc một cách khá nhất quán xoay quanh trục chủ đề chính là các vấn đề luân lý, đạo đức. Bên cạnh đó, những vấn đề như đức tin, luật nhân quả và các phần giáo lý căn bản như Tam quy, Ngũ giới cũng được đưa vào.
Tuy ra đời khá sớm trong dòng văn học Phật giáo, nhưng cho đến nay, điểm thú vị của độc giả khi đọc lại tập sách này là vẫn có thể nhận ra được những vấn đề quen thuộc với cuộc sống hiện nay của bản thân mình. Có thể xem đây là một sự minh họa phong phú và lý thú cho những bài giảng về giáo lý nhà Phật. Và có lẽ đây cũng chính là lý do giúp cho tập sách được độc giả nồng nhiệt đón nhận ngay từ khi vừa mới ra đời. Năm 1998, NXB Thuận Hóa đã cho tái bản tập sách này để đáp ứng nhu cầu của đông đảo bạn đọc.
Thế nhưng, nửa thế kỷ là một quãng thời gian khá dài, và sự tồn tại của tác phẩm không có nghĩa là nó hoàn toàn không có ít nhiều những điểm không phù hợp với độc giả hiện nay. Thấy được điều đó, trước khi tái bản lần này chúng tôi đã tiến hành việc hiệu đính lại toàn bộ nội dung cũng như nhuận sắc phần văn chương trong tác phẩm.
Trong khi làm công việc này, chúng tôi căn cứ vào những tư liệu gốc mà soạn giả đã sử dụng trước đây, phần lớn là những bộ kinh mà soạn giả đã trích ra các mẩu chuyện trong sách này. Mặt khác, chúng tôi vẫn cố gắng giữ lại tính chất giản dị, trong sáng và dễ hiểu của tập sách, không đi sâu vào những vấn đề mang tính triết học hay những luận lý phức tạp, vì có thể là không phù hợp lắm với đông đảo độc giả thuộc tầng lớp bình dân. Trong một số câu chuyện, chúng tôi không sử dụng lối trích dẫn nguyên vẹn trong các kinh như soạn giả đã làm trước đây, mà căn cứ vào nội dung câu chuyện đã được trình bày trong kinh để viết lại theo lối văn kể chuyện. Điều này là nhằm tạo sự nhất quán cho văn phong của toàn bộ sách, và cũng nhờ đó làm cho những câu chuyện trở nên dễ hiểu và hấp dẫn hơn.